logo

Bảo Trì Đồng Hành

Bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì công trình xây dựng tại Việt Nam? Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hành công trình xây dựng?

Một trong số các hoạt động trong xây dựng là công tác bảo trì xây dựng, có thể bao gồm một hoặc một số công việc nhất định mà không làm thay đổi công năng, quy mô công trình. Vậy bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì công trình xây dựng như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề trên? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề nêu trên.
1. Bảo trì công trình xây dựng là gì?

 

 

Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

Việc bảo trì công trình xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014.

“1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:

a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;

b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;

c) Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với công trình, người và tài sản.

2. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.

3. Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.”
2. Quy trình bảo trì công trình xây dựng?

Luật xây dựng năm 2014 quy định cụ thể và chi tiết vấn đề bảo trì xây dựng như đối với thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở yêu cầu phải bao gồm nội dung về “thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình” (Điều 80); Đối với việc bàn giao công trình xây dựng quy định tại Điều 124.

Xem thêm: Vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình xây dựng đối với công trình sử dụng vốn nhà nước

– Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan (tại Khoản 3).

– Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng (tại Khoản 4).

– Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng (tại điểm b khoản 1).

Dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng được ghi nhận tại Điều 127 Luật Xây dựng năm 2014:

– Chủ đầu tư, chủ quản lý khai thác sử dụng công trình hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng khi công trình hết thời hạn sử dụng, có nguy cơ gây mất an toàn, gây sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng, an toàn của công trình lân cận, môi trường và của cộng đồng.

– Khi quyết định dừng khai thác sử dụng đối với công trình sử dụng chung, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng công trình về quyết định của mình.

– Việc khai thác sử dụng công trình xây dựng chỉ được tiếp tục khi đã được khắc phục sự cố hoặc được loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn. Trường hợp công trình hết thời hạn sử dụng, nếu có yêu cầu tiếp tục sử dụng thì chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng phải thực hiện kiểm định chất lượng, gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) bảo đảm an toàn, công năng sử dụng của công trình.

 Để cụ thể hoá các yêu cầu nêu trên về công tác bảo trì nêu tại Luật Xây dựng 2014, trong nội dung Thông tư số 26/2016/TT-BXD  ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định 46/2015/NĐ-CP, trong đó cụ thể một số nội dung về bảo trì công trình xây dựng như: các quy định về hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình (Điều 12); quy định về trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng (Điều 15); quy định về việc bắt buộc phải được quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (Điều 16) và quy định về việc tổ chức đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (Điều 17). Bộ Xây dựng cũng đã có Thông tư số 03/2017/TT-BXD “Hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng”, trong đó hướng dẫn cụ thể nguyên tắc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng, các loại chi phí bảo trì công trình xây dựng, phương pháp xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng và phương thức quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng.

Dịch vụ tham khảo: Tư vấn pháp luật hành chính, khiếu nại hành chính qua điện thoại
3. Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng

Thứ nhất: Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì  bao gồm:

– Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;

– Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;

– Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;

– Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;

– Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;

– Quy định thời gian sử dụng của công trình;

– Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan;

Xem thêm: Phân loại và phân cấp công trình xây dựng

– Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;

– Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

– Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

Thứ hai: Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

– Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

– Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

– Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình, bảo trì cho các đối tượng nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;

– Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng 2014. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt;

Dịch vụ tham khảo: Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua điện thoại

– Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình.

Thứ ba: Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.

Thứ tư: Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.

CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐẠI NAM VIỆT

Địa chỉ: 167/64/3 Tổ 2, Nguyễn Thị Minh Khai, Khu 6, P. Phú Hòa, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoại: 0972920967

Email: phamsynam.kts@gmail.com

Website: Kientrucdainamviet.vn/ Kientrucdainamviet.com

Thiết kế website bởi webmoi.vn
0972920967
Contact Me on Zalo